Bệnh tiểu đường ở phụ nữ: Triệu chứng và các rủi ro

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thường gặp hơn so với nam giới. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim (biến chứng tiểu đường phổ biến nhất) khoảng bốn lần ở phụ nữ nhưng chỉ khoảng hai lần ở nam giới và phụ nữ có kết quả tồi tệ hơn sau một cơn đau tim. Phụ nữ cũng có nguy cơ cao mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường khác như mù lòa, bệnh thận và trầm cảm.

1. Bệnh tiểu đường ở phụ nữ

 

Bệnh tiểu đường là một trong số các bệnh thuộc nhóm bệnh chuyển hóa, xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao do một số vấn đề liên quan đến sự tác động hoặc sản xuất của hormone insulin. Bệnh tiểu đường có thể gặp phải ở mọi người thuộc mọi lứa tuổi, chủng tộc hoặc giới tính. Tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, đặc biệt là những người có lối sống, sinh hoạt ăn uống không lành mạnh.

Những nghiên cứu được thực hiện thời gian gần đây cho thấy, tỷ lệ nam giới mắc bệnh tiểu đường đang có chiều hướng suy giảm. Nguyên nhân là do nhận thức về bệnh tiểu đường đã được nâng cao khiến những người đàn ông dần thay đổi một số thói quen không tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Tuy nhiên những nghiên cứu này cũng chỉ ra tỷ lệ phụ nữ mắc cũng như tử vong do bệnh tiểu đường dường như không có sự cải thiện. Tỷ lệ tử vong cao hơn ở phụ nữ, nhưng đã có sự thay đổi trong phân bố giới tính của bệnh tiểu đường tuýp 2 khi mà tỷ lệ nam giới mắctiểu đường tuýp 2 cao hơn hẳn so với nữ giới. Những phát hiện trên chỉ ra sự ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến 2 giới là khác nhau. Và một số nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này có thể được liệt kê bao gồm:

  • Phụ nữ thường ít được phát hiện sớm và điều trị tích cực đối với các yếu tố nguy cơ liên quan đếnbệnh tim mạch chuyển hóa và bệnh tiểu đường.
  • Một số biến chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ khó chẩn đoán hơn so với ở nam giới.
  • Các bệnh lý liên quan đến tim mạch ở phụ nữ cũng khác biệt và khó chẩn đoán hơn so với nam giới.
  • Cơ chế hoạt động của các loại hormone cũng như tình trạng viêm ở một số cơ quan trong cơ thể người phụ nữ cũng phức tạp hơn so với nam giới.

Những số liệu thống kê thời gian gần đây do Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) công bố cho thấy có khoảng 11,7 triệu nữ giới tại quốc gia này mắc bệnh tiểu đường trong khi con số này ở nam giới là 11,3 triệu. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết có khoảng 422 triệu người trưởng thành trên thế giới hiện mắc tiểu đường, con số cao hơn rất nhiều so với 108 triệu vào năm 1980.

Một loại tiểu đường đặc trưng ở phụ nữ được gọi là tiểu đường thai kỳ, xảy ra ở những phụ nữ đang mang thai và có nhiều đặc điểm khác biệt so với tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2. Tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ dao động ở mức 9,2 – 9,5% trong tổng số các trường hợp mang thai.

Đối với tiểu đường thai kỳ, các hormone trong thời kỳ mang thai của người phụ nữ thay đổi và tác động vào cách thức sản xuất cũng như vận hành của hormone điều chỉnh lượng đường trong máu insulin. Đối với nhiều người phụ nữ, lượng insulin cung cấp trong thời gian mang thai là không đủ khiến họ mắc tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường phát triển vào giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Trong hầu hết các trường hợp, đường huyết của thai phụ sẽ trở lại bình thường sau khi họ sinh con. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh được rằng những người phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II sau này. Do đó bác sĩ sẽ luôn đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ là cần thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu trong suốt phần đời còn lại.

lượng đường trong máu
Bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ cần thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu trong suốt phần đời còn lại

2. Triệu chứng và yếu tố nguy cơ của tiểu đường ở phụ nữ

2.1. Triệu chứng của tiểu đường ở phụ nữ

 

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ không có quá nhiều sự khác biệt so với các triệu chứng ở nam giới. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số triệu chứng bệnh tiểu đường đặc trưng và chỉ xuất hiện ở nữ giới. Những triệu chứng phổ biến gồm:

  • Nhiễm trùng do nấm: Nấm có thể phát triển ở bề mặt một số niêm mạc như niêm mạc miệng hoặc niêm mạc tử cung. Sự phát triển quá mức của một số loại nấm mà đặc biệt là nhiễm nấm candida có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng niêm mạc miệng và âm đạo. Đây cũng là hai loại nhiễm trùng phổ biến nhất ở phụ nữ. Khi nhiễm trùng do nấm phát triển ở niêm mạc âm đạo, các triệu chứng mà chúng mang lại có thể bao gồm:
  • Ngứa hoặc đau nhức âm đạo
  • Ra nhiều dịch âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục

Nấm phát triển trong niêm mạc miệng thường tạo ra một lớp giả mạc màu trắng bao phủ lưỡi cũng như trong khoang miệng. Nồng độ glucose trong máu càng cao thì sự phát triển của nấm càng trở lên nghiêm trọng.

  • Nhiễm trùng tiết niệu: Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cao hơn ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Nhiễm trùng niệu phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra một số triệu chứng như:
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Cảm giác nóng rát đường tiết niệu
  • Nước tiểu có máu hoặc sẫm màu

Những triệu chứng trên không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng thận dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhiễm trùng đường tiết niệu gặp ở những người phụ nữ mắc tiểu đường chủ yếu là do hệ miễn dịch bị tổn hại khi lượng đường trong máu tăng quá cao.

  • Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới: Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến tình trạng tổn thương một số cơ quan đích, bao gồm cả các sợi thần kinh. Điều này khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ran hoặc thậm chí mất cảm giác ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể như tay, chân, hoặc âm đạo dẫn đến giảm ham muốn tình dục.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Những rối loạn về mặt nội tiết tố ở phụ nữ có thể khiến nồng độ hormone nữ giới tăng cao và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Những dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang liên quan đến bệnh đái tháo đường bao gồm:
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Tăng cân không kiểm soát
  • Xuất hiện nhiều mụn trứng cá, đặc biệt ở mặt, ngực và lưng.
  • Khô âm đạo

Ngoài ra hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra tình trạng kháng insulin dẫn đến lượng đường trong máu ngày càng tăng cao và khiến các triệu chứng của bệnh tiểu đường trầm trọng hơn ở nữ giới.

Mụn trứng cá
Xuất hiện nhiều mụn trứng cá, đặc biệt ở mặt, ngực và lưng

2.2. Yếu tố nguy cơ của tiểu đường ở phụ nữ

 

Tương tự như đối với các triệu chứng của bệnh, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường là tương đối giống nhau ở cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số yếu tố nguy cơ chỉ xuất hiện ở nữ giới.

Một nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện trên tổng số gần 100.000 tình nguyện viên ở cả hai giới cho thấy đàn ông có chỉ số khối cơ thể thấp hơn phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II cao hơn.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt kê một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở nữ giới, bao gồm:

  • Từng mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai gần nhất
  • Sinh một em bé nặng hơn 4 kg.
  • Có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Chỉ số huyết áp cao, từ 140/90 trở lên.
  • Hàm lượng cholesterol trong máu cao, từ 240 mg/dL trở lên
  • Hạn chế vận động, ít luyện tập thể dục hay chơi thể thao.
  • Các yếu tố liên quan đến sắc tộc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Ấn Độ, thổ dân đến từ vùng Alaska, người Mỹ gốc Á, gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh cũng như người gốc Hawaii có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn những người khác.

Những người trong nhóm có nguy cơ cao nói trên được khuyến cáo nên đi khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

Tiểu đường hiện nay vẫn được coi là một căn bệnh mạn tính và không thể điều trị khỏi. Khi người bệnh đã được chẩn đoán mắc tiểu đường, điều duy nhất họ có thể làm là kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Phụ nữ là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng của tiểu đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ mắc tiểu đường có nguy cơ tử vong cao hơn 40% so với những người bình thường. Khám sàng lọc để phát hiện sớm tiểu đường là việc rất quan trọng. Trong trường hợp đã mắc bệnh, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị kèm theo đó là thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh, có một chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý để giảm thiểu tối đa những thiệt hại mà tiểu đường mang lại.

Buồng trứng đa nang
Có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ của tiểu đường ở phụ nữ

 

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp Gói khám sàng lọc tiểu đường giúp bệnh nhân sớm phát hiện ra bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị.

Với gói khám này, bệnh nhân sẽ được:

  • Khám CK nội tiết (có hẹn)
  • Nghiệm pháp dung nạp đường uống (đối với khách hàng có kết quả đường máu lúc đói nghi ngờ)
  • Định lượng Glucose
  • Định lượng HbA1c
  • Định lượng Axit Uric
  • Định lượng Cholesterol
  • Định lượng HDL-C(High density lipoprotein Cholesterol)
  • Định lượng LDL-C(Low density lipoprotein Cholesterol)
  • Định lượng Triglycerid
  • Định lượng Ure
  • Định lượng Creatinin
  • Đo độ hoạt AST (GOT)
  • Đo độ hoạt ALT (GPT)
  • Đo độ hoạt GGT (Gama glutamyl Transferase)
Lượt xem: 1727

Bài viết liên quan:

THÔNG BÁO KHÁM VÀ SIÊU ÂM TUYẾN GIÁP MIỄN PHÍ

Tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới – các ca bệnh điển hình

Tuyên truyền phổ biến thông điệp truyền thông Ngày Vi chất dinh dưỡng (01 – 02/6/2024)

Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới

Thực hiện các hoạt động trong Chương trình Y tế – Dân số về phòng chống bệnh Đái tháo đường năm 2023