Câu hỏi thường gặp

Đái tháo đường

Bệnh tháo đường có phải mãn tính không

Bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính lâu dài

Đau đầu đi tiểu nhiều có phải đấu hiệu bệnh đái tháo đường

Bạn có thể đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chi tiết .

Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường khoảng 3 năm trước, nay có các dấu hiệu như tê bì, châm chích tay chân. Hiện mẹ tôi đang sử dụng thuốc hạ đường huyết là Diamicron MR, xin hỏi là mẹ tôi có thể dùng thêm sản phẩm Hộ Tạng Đường được không?

Chào bạn,
Những dấu hiệu mà mẹ bạn đang gặp phải là triệu chứng của biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường. Đây là biến chứng rất thường gặp, thời điểm ban đầu có thể chỉ là những cảm giác như tê bì, châm chích chân tay, nhưng nếu không được điều trị, bệnh diễn tiến nặng hơn sẽ làm giảm, thậm chí là mất hoàn toàn khả năng nhận biết đau, nóng và lạnh. Biến chứng thần kinh ngoại biên rất dễ dẫn tới nguy cơ đoạn chi vì nó làm giảm khả năng phát hiện tổn thương bàn chân, bàn tay ở người bệnh tiểu đường.
Để làm giảm các triệu chứng này, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc của bác sĩ, ăn uống hợp lý, tập luyện đều đặn, mẹ bạn hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Trong thành phần của sản phẩm có chứa bộ 3 chất chống oxy hóa mạnh là Alpha lipoic acid – Nhàu – Câu kỷ tử sẽ giúp dọn dẹp các “rác thải” sinh ra do rối loạn chuyển hóa đường – là yếu tố căn nguyên gây nên biến chứng của bệnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, giảm tính đề kháng insulin (hormon quan trọng tham gia vận chuyển đường vào tế bào, làm giảm đường máu) nên giúp ổn định đường huyết hiệu quả.

Chúc mẹ bạn chóng khỏe!

Tôi đã bị bệnh tiểu đường tuyp 2 trong nhiều năm. Cách đây một tháng khi đi khám sức khỏe, bác sĩ thông báo tôi bị suy thận do biến chứng tiểu đường. Trước mắt, việc điều trị của tôi sẽ là dùng thuốc và điều chỉnh lại chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh. Nếu không thể cải thiện, lúc đó sẽ phải chạy thận nhân tạo. Chuyên gia có thể giúp tôi đưa ra lời khuyên trong …

Chào bạn,
Chế độ ăn khoa học là một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh thận, hoặc suy thận do tiểu đường. Khi bạn được chẩn đoán bị suy thận, điều đó có nghĩa là thận đã bị yếu kém, thậm chí là mất chức năng đào thải một số các thành phần như nước, protein, các chất điện giải. Để làm chậm được quá trình hư hại của thận, ngăn không cho bệnh diễn tiến ngày một xấu đi, trong chế độ ăn, hoặc uống hàng ngày, bạn cần hạn chế các chất điện giải (ví dụ như kali, natri, photpho và canxi), nước và protein.
Trên thực tế, tùy thuộc vào mức độ suy thận của bạn, việc hạn chế lượng protein và các chất điện giải sẽ là khác nhau. Ngay tại thời điểm này, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng lên một kế hoạch cụ thể trong chế độ ăn hàng ngày, để đảm bảo vẫn cân bằng đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, nhưng vẫn phải tốt cho quả thận.
Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên giúp bạn lựa chọn thực phẩm dễ dàng hơn:
– Hạn chế lượng protein: Nguyên nhân được giải thích bởi khi ăn quá nhiều protein, thận phải làm việc chăm chỉ hơn để đào thải bớt protein ra ngoài, do đó, sẽ khiến bệnh nặng nề hơn. Bạn nên hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm như thịt, gia cầm (gà), cá, trứng, sữa (chế phẩm từ sữa, sữa chua, phomai). Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng protein thấp hơn trong bánh mì đen, các loại trái cây có chỉ số đường huyết thực phẩm GI thấp (táo, bưởi, xoài), các loại gạo lứt, rau củ quả có nhiều chất xơ hòa tan (đậu bắp, cà chua, khoai lang)
– Hạn chế photpho: Photpho là một khoáng chất được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm, trong cơ thể, nó cùng với canxi và vitamin D giữ cho hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh. Bình thường,thận có chữa năng đào thải photpho ra khỏi cơ thể, nhưng khi bị suy thận, photpho không được đào thải tích tụ trong máu có thể dẫn tới gẫy xương, loãng xương. Thực phẩm có chứa nhiều photpho bạn nên kiêng là sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu Hà Lan, các loại hạt và ngũ cốc. Photho cũng chứa nhiều trong nước uống cacao, bia và nước ngọt. Thay vì đó, bạn nên lựa chọn bánh mỳ Ý hoặc Pháp, ngô, lúa mì…
– Hạn chế muối: Muối có chứa nhiều natri, khi ăn quá nhiều sẽ gây giữ nước trong cơ thể, làm tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu tới thận. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh thận không nên tiêu thụ quá 1500mg natri mỗi ngày (tương đưng với 3.75 gam muối, 0.75 thìa cà phê). Để hạn chế muối bạn nên: đừng cho thêm muối làm gia vị cho các bữa ăn, thay vào đó bạn có thể dùng các loại thảo mộc, nước chanh để làm hương vị; không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp bởi chúng có hàm lượng muối cao; không sử dụng giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt đóng hộp; tránh các thực phẩm như ô mai, dưa chua, cà muối…
– Hạn chế kali: các thực phẩm có nhiều kali bạn nên tránh gồm bơ, chuối, dưa hấu, cam, mận, nho khô, atiso, bí, rau cải bó xôi, cà chua, khoai tây… Nên chọn táo, quả việt quất, nho, dứa, dâu tây, , hành tây, ớt chuông, …
– Hạn chế nước: nước rất cần cho sự sống, nhưng với người bệnh suy thận cần phải hạn chế nước vì nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho thận. Tùy thuộc vào mức độ suy thận mà có những giới hạn khác nhau, khi suy thận nhẹ có thể chưa cần quá nghiêm ngặt, khi suy thận nặng chỉ nên giới hạn trong khoảng 500ml nước/ ngày bao gồm tổng cả lượng nước uống và tiêm truyền.
Bệnh tiểu đường tuyp 2 là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến suy thận. Lý do được giải thích bởi đường máu tăng cao đã làm tổn thương hệ vi mạch (mạch máu nhỏ) và dây thần kinh có nhiệm vụ hỗ trợ chức năng thận. Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, bạn cũng cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên, tập luyện thể dục và dùng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm có chứa Mạch môn – một thảo dược truyền thống đã được nghiên cứu có khả năng cải thiện biến chứng suy thận do tiểu đường hiệu quả nhờ bảo vệ hệ vi mạch và ngăn ngừa xơ hóa các tổ chức cầu thận. Bên cạnh đó, các thành phần như Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn giúp phục hồi chức năng tuyến tụy (tuyến tiết insulin), tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào nên giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững.
Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh bị biến chứng thận do tiểu đường sử dụng sản phẩm có hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu thêm:
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Xin hỏi chỉ số đường huyết khi nhịn đói 8 tiếng là 6.4mmol/l thì đã bị bệnh tiểu đường chưa? Tôi rất băn khoăn bởi sức khỏe tôi hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu cảnh báo nào cả.

Chào bạn,
Nếu chỉ số đường huyết của bạn là đo khi nhịn đói 8 tiếng là 6.4mmol/l, thì điều đó cho thấy bạn đang đứng bên thềm của bệnh tiểu đường, được gọi là giai đoạn tiền tiểu đường, tên khác là rối loạn dung nạp glucose. Ở giai đoạn này, các dấu hiệu cảnh báo chưa rõ ràng, nên có thể chưa xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân.
Khi bị tiền tiểu đường, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn, luyện tập để kiểm soát đường huyết và tái khám lại sau 15-30 ngày. Nếu đường huyết không trở về bình thường, bạn có thể được bác sĩ cho sử dụng thuốc hạ đường huyết là Metformin.
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính, đến nay cũng chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm nó. Nhưng thuốc và sự quyết tâm của người bệnh trong việc tập luyện, ăn có kiểm soát và sự hiểu biết về bệnh, sẽ giúp người mắc tiểu đường chung sống hòa bình suốt đời với bệnh.
Bạn rất may mắn vì phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, nên bạn có cơ hội để ngăn chặn tiền tiểu đường trở thành bệnh tiểu đường type 2. Nếu bạn đang dư cân, béo bụng, thì sự tập luyện sẽ giúp giảm cân và cải thiện chỉ số đường huyết. Nếu bạn đang mắc các bệnh cơ hội hay rối loạn chuyển hóa khác (như bệnh gút, tăng mỡ máu…), bạn cần được điều trị tốt các bệnh này.
Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng phải hợp lý: tăng cường rau củ quả tươi, giảm bớt tinh bột và đường. Sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường mỗi ngày 4 viên, cũng là một lựa chọn tốt cho bạn để góp phần cải thiện chức năng tuyến tụy, làm giảm đề kháng insulin, ngăn ngừa tiến triển của bệnh tiểu đường.
Chúc bạn sức khỏe!