Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em cần phát hiện sớm

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường bùng phát vào mùa mưa tại những nơi có môi trường vệ sinh kém. Tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết khá cao và hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh này.

Rét do sốt xuất huyết có nên trùm chăn không?

Trẻ em chính là đối tượng dễ bị muỗi tấn công nhất bởi bản tính hiếu động, ham chơi nên trẻ thường thích chơi những chỗ tối, nơi mà muỗi thường lựa chọn để hoạt động nên rất dễ mắc phải sốt xuất huyết ở trẻ em. Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em khá điển hình nhưng trong giai đoạn đầu có thể dễ gây nhầm lẫn với các loại sốt thông thường.

Một số biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ bao gồm:

  • Bệnh nhi thường khởi phát bệnh sốt xuất huyết với triệu chứng sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2 – 7 ngày, kèm theo những biểu hiện như đỏ bừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu.
  • Trong một số trường hợp, trẻ bị bệnh sốt xuất huyết có thể bị sốt kèm theo đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Trẻ nhũ nhi có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại vi rút khác.
  • Tiếp sau đó, có thể biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ như: Xuất hiện chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi căng da) thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo. Những triệu chứng xuất huyết này ít xảy ra vào những ngày đầu. Gan có thể to sau một vài ngày. Khi xét nghiệm công thức máu vào thời gian này, kết quả cho thấy giảm bạch cầu, đó là dấu hiệu cảnh báo khả năng sốt xuất huyết Dengue.
  • Từ ngày thứ 3 – 7 của bệnh, trẻ bắt đầu hạ sốt khoảng 37,5 – 38 độ C hoặc thấp hơn, một số bệnh nhi xuất hiện các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ cảnh báo như lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to, hoặc một số trường hợp diễn tiến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp hoặc không đo được. Tất cả những trường hợp trên cần phải được nhập viện ngay và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu để tình trạng sốc kéo dài, bệnh nhi có thể tổn thương nhiều cơ quan, có thể dẫn đến tử vong.
  • Có những bệnh nhi vào thời điểm ngày 6,7 của bệnh, hết sốt và bệnh hồi phục, ăn uống tốt, đặc biệt xuất hiện mẩn đỏ ngứa ở tay chân, làm phụ huynh lo lắng đưa trẻ đến bệnh viện nhưng được các bác sĩ giải thích đây là đang phục hồi.

Tóm lại, số ca tử vong do sốt xuất huyết ở trẻ em đang tăng lên qua các năm, trở thành mối lo lớn của nhiều bậc cha mẹ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh phải đặc biệt chú ý đến con trẻ, khi có bất cứ biểu hiện nào bất thường cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị bệnh sốt xuất huyết kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn.

Lượt xem: 929

Bài viết liên quan:

Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới

Thông báo nghỉ Lễ dịp 30.4 và 01.5.2024

Hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái.

Tài liệu tuyên truyền tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà, sởi và sốt xuất huyết mùa Xuân – Hè 2024

Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 02/4