Những vấn đề sức khỏe có liên quan đến hệ thống nội tiết khi bạn già đi

Những vấn đề sức khỏe có liên quan đến hệ thống nội tiết khi bạn già đi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc – Bác sĩ Nội tổng quát – Nội tiết – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Ở người già, sự thay đổi nội tiết dẫn đến suy giảm chức năng nội tiết liên quan đến khả năng đáp ứng của các mô cũng như giảm bài tiết hormone từ các tuyến ngoại vi. Tất cả các tuyến nội tiết đều chịu tác động của lão hoá và nhiều chức năng nội tiết đan xen nhau làm giảm chức năng trong một tuyến ảnh hưởng xấu đến phần còn lại. Với sự lão hoá, hệ nội tiết suy yếu bao gồm các vấn đề như mãn kinh, kích thích tố sinh dục nam, hormone tăng trưởng, …

1. Mãn kinh

Hậu quả phổ biến của sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến lão hoá ở phụ nữ là mãn kinh. Khoảng 50 tuổi, buồng trứng phụ nữ bắt đầu sản xuất giảm lượng estrogen và progesterone. Lúc này, tuyến yên cố gắng bù đắp bằng cách sản xuất nhiều hormone kích thích nang trứng (FSH). Mặc dù mãn kinh là bình thường và xảy ra ở tất cả phụ nữ, nhưng một số triệu chứng có thể gây khó chịu hoặc thậm chí nguy hiểm đến cơ thể.

Một số triệu chứng của mãn kinh như: nóng ran, khô âm đạo và teo dẫn đến dau khi giao hợp, giảm ham muốn, mất ngủ, khó chịu, trầm cảm và loãng xương với khả năng gãy xương cao, xơ vữa động mạch và tăng mỡ máu. Để điều trị các triệu chứng này, bác sĩ có thể kê đơn sử dụng lâu dài kết hợp estrogen hoặc progesterone bằng đường uống.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều nguy cơ gây đột quỵ, các bệnh tim mạch, ung thư vú cao. Hiện nay, phương pháp điều trị bằng estrogen và progesterone chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Và các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục điều tra về hiệu quả và độ an toàn của các công thức kết hợp estrogen và progesterone khác để có thể sử dụng trong thời gian dài hơn.

2. Chức năng của tuyến giáp và tuyến cận giáp ảnh hưởng bởi tuổi già

Với sự gia tăng tuổi tác, những thay đổi trong sản xuất hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và một số chức năng khác. Cụ thể, lão hoá liên quan đến việc giảm bài tiết hormone kích thích tuyến giáp (TSH) được sản xuất bởi tuyến yên trong não và định hướng cho tuyến giáp sản xuất và giải phóng các hormone tuyến giáp thiết yếu T3, T4 vào máu. Đến đây chúng đi chuyển và được sử dụng bởi nhiều cơ quan và hệ thống đích. Dịch tiết T3, T4 cũng bị suy giảm khi cơ thể già yếu. Điều này từ từ gây giảm chuyển hóa cơ sở của cơ thể, dẫn đến tăng lượng mỡ trong cơ thể do giảm đốt cháy nhiên liệu làm nóng cơ thể. Mặt khác, hormone tuyến cận giáp PTH tăng lên theo tuổi. Điều này có thể do giảm nồng độ calcium hấp thu từ thức ăn, gây phản ứng tăng hormone tuyến cận giáp bù trừ (hormone tuyến cận giáp làm tăng calcium trong máu). Tuy nhiên, tăng PTH kết hợp cùng giảm calcitonin (và giảm estrogen ở nữ) có thể dẫn đến loãng xương vì PTH kích thích hủy xương để làm tăng calcium trong máu. Vì vậy loãng xương có cả người nam và nữ

Do những thay đổi này, sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở người cao tuổi, đặc biệt là bệnh tuyến cận giáp lâm sàng. Bệnh này có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp quá mức. Đối với bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán mắc bệnh suy giáp quá mức (suy giảm hệ nội tiết trong đó có tình trạng tuyến giáp hoạt động kém) thì việc điều trị vẫn dựa vào liệu pháp thay thế hormone. Đây cũng là phương pháp điều trị suy giáp ở mọi lứa tuổi.

Những vấn đề sức khỏe có liên quan đến hệ thống nội tiết khi bạn già đi
Tỷ lệ mắc bệnh cường giáp ở người già tăng cao

Tương tự vậy, tỷ lệ mắc bệnh cường giáp (hệ nội tiết suy yếu sẽ làm cho tuyến giáp hoạt động quá mức) tăng cao ở người cao tuổi. Triệu chứng của bệnh là các vấn đề về tiêu hoá, suy giảm nhận thức, hoặc có thể mắc trầm cảm. Đối với bệnh nhân cường giáp là người cao tuổi thì lựa chọn điều trị tốt nhất là sử dụng iod phóng xạ để phá huỷ một số mô tuyến giáp để nó sản xuất ít hormone tuyến giáp.

3. Giảm testosterone trong sự lão hoá

Testosterone được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn và chịu trách nhiệm duy trì mật độ xương của nam giới, phân phối chất béo, sức mạnh cơ bắp, ham muốn tình dục và sản xuất tinh trùng. Nồng độ hormone này sẽ giảm dần theo tuổi tác. Trên thực tế, nam giới đạt được nồng độ testosterone cao nhất ở tuổi 30 và giảm 2% mỗi năm sau tuổi 40.

Các vấn đề về sự suy giảm hormone nội tiết ở nam thường gây ra các vấn đề như rối loạn tình dụcrối loạn cương dương, giảm khối lượng cơ bắp dẫn đến suy nhược cơ thể hoặc trầm cảm, mệt mỏi ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Thêm vào đó, một số nghiên cứu đã cho tìm thấy nồng độ testosterone thấp liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tử vong. Tuy nhiên, việc giảm testosterone thì từ từ hơn và không kịch tính như giảm estrogen ở nữ và hiếm khi ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng cho đến khi tuổi rất già. Điều này có nghĩa là theo tuổi,tinh trùng người nam có giảm số lượng, chất lượng và sự di chuyển nhưng khả năng có con dài hơn nhiều thập kỷ so với người nữ.

4. Giảm sức mạnh của cơ

Bệnh được xác định là chức năng của cơ bắp thấp liên quan đến tuổi tác khi có khối lượng cơ bắp thấp. Tỷ lệ mắc bệnh giảm rất khác nhau, và có tới 13% người bệnh có tuổi từ 60 – 70 tuổi. Tình trạng này là nguyên nhân gây ra một loạt vấn đề sức khỏe cho người già như gãy xương, và dễ bị chấn thương.

Cơ bắp được hỗ trợ bởi hệ thống thống nội tiết. Và một trong những hormone nội tiết quan trọng ở đây là testosterone bắt đầu giảm ở ngưỡng tuổi trên 30. Một yếu tố khác góp phần làm giảm sức mạnh của cơ đó là do hormone tăng trưởng và insulin. Insulin là loại hormone nội tiết được tìm thấy trong máu và nhiệm vụ chính của nó là chiều chỉnh hoạt động của hormone tăng trưởng. Khi cơ thể già đi, hormone trở nên không đủ và đây chính là yếu tố góp phần làm suy giảm thần kinh. Đồng thời, các chức năng của hormone trong hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của mô và xương.

Những vấn đề sức khỏe có liên quan đến hệ thống nội tiết khi bạn già đi
Các chức năng của hormone trong hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của mô và xương

5. Đái tháo đường

Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, làm cho nồng độ đỉnh đường máu tăng nhanh hơn và mất thời gian lâu hơn để quay về nồng độ đường bình thường ở người cao tuổi. Thêm vào đó, tình trạng rối loạn dung nạp glucose tang lên có lẽ do giảm từ từ nhạy cảm insulin với tế bào. Ở Mỹ, có 27% người trên 65 tuổi bị đái tháo đường.

Quá trình lão hoá là hiện tượng tự nhiên không thể nào tránh khỏi, và cũng không có loại thuốc nào giúp kéo dài sự sống. Nhưng chúng ta có thể sống một cuộc sống mạnh khỏe của tuổi già. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể làm chậm hay giảm thiểu được những hậu quả không mong muốn của quá trình lão hoá bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, từ đó duy trì sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực nội tiết. Bác sĩ Ngọc đã tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Nội tổng quát tại trường Đại học Y Hà Nội và từng học Bác sĩ Nội trú tại Đại học Lyon (Pháp). Hiện tại bác sĩ Ngọc đang là bác sĩ điều trị tại khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, empoweryourhealth.org, rush.edu

Lượt xem: 1024

Bài viết liên quan:

NGÀY THỂ THAO VIỆT NAM 27/3: NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẬP THỂ DỤC MỖI NGÀY

Thực hiện các hoạt động trong Chương trình Y tế – Dân số về phòng chống bệnh Đái tháo đường năm 2023

PHÁT ĐỘNG THAY FRAME AVATAR “HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 31/5″

13 cách phòng bệnh tiểu đường trước khi quá muộn

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ: Triệu chứng và các rủi ro