Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gút

Bệnh gút đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng tổng hợp acid uric và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài, gây tăng acid uric trong máu. Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric, vậy nên những người ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gút, làm nhanh tái phát các cơn gút, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gút mạn. Những bệnh nhân bị béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu dễ bị gút và ngược lại bệnh nhân gút rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.

 dinh-duong

Người bị bệnh gút cũng phải dùng thuốc điều trị vì chế độ ăn uống không thể thay thế được thuốc điều trị. Tuy nhiên, một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh. Những thực phẩm người bệnh cần dùng là: ăn các thực phẩm, rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, lê, táo, nho… Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá sakê. Các loại ngũ cốc. Ngoài ra, bệnh nhân gút cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh stress.

BS.Cẩm Nga

 

Theo Sức khỏe và Đời sống

 

Lượt xem: 272

Bài viết liên quan:

Tổ chức truyền thông Tuần lễ _Dinh dưỡng và phát triển_ năm 2024

Viêm tụy cấp do tăng TG máu

Bảng giá DVKT theo Thông tư 22/2023/TT-BYT

Bệnh viện Phổi tỉnh Yên Bái phối hợp với Bệnh viện Nội tiết tỉnh; Công an huyện Văn Chấn, Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn đã tổ chức Chương trình tình nguyện tặng quà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí kết hợp khám sàng lọc bệnh lao, các bệnh về phổi các bệnh lý tuyến giáp, tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho người dân xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn.

Phẫu thuật Tuyến giáp, một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn

Trả lời